Tìm hiểu về vải lụa: Lịch sử ra đời
vaimyhanh2.62
tháng mười hai 30, 2022
Nhắc về một trong những chất liệu cao cấp bậc nhất trong làng vải thì không ít người lập tức nhớ ngay đến những thước lụa óng ả, mềm mại,… chất liệu vải lụa này có tuổi đời từ rất lâu, thậm chí xuất hiện trong những câu ca dao Việt Nam “thân em như tấm lụa đào…”. Ngày nay, lụa đã có những bước cải tiến vượt bậc hơn để có thể tiếp cận được nhiều người sử dụng hơn. Mặc dù có mặt từ rất lâu và được sử dụng rất nhiều thế nhưng không phải ai cũng hiểu về chất liệu này, liệu vải lụa chỉ bao gồm loại vải tơ tằm hay còn những chất liệu nào khác? Hãy cùng Vải thời trang Mỹ Hạnh khám phá qua bài viết này nhé! Vải lụa là vải gì? Lịch sử ra đời của vải lụa? Với tuổi đời xuất hiện từ rất lâu, vải lụa đã được nhắc đến như một chất liệu quý giá của mọi thời đại. Thế nhưng vải lụa có thành phần như thế nào? Lịch sử ra đời ra sao, nguồn gốc thế nào thì không có mấy ai nắm rõ. Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn Bạn biết gì về vải lụa? Vải lụa là một chất liệu có thành phần được dệt từ các sợi tơ như tơ tằm, tơ sen,… nhưng thường thấy nhất và là nguyên liệu tự nhiên tốt nhất khi dệt lụa tính đến hiện nay chính là tơ tằm. Những tấm lụa thành phẩm mang đều rất mượt mà, óng ả,… Để đạt được như vậy đòi hỏi chúng phải trải qua quy trình sản xuất rất công phu, và nghề dệt lụa từ lâu cũng trở thành một nghề quen thuộc ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều làng lụa nổi tiếng của nước ta có thể kể đến như: Làng nghề Vạn Phúc, Làng nghề Lụa Mã Châu, Làng nghệ lụa Tân Châu, Làng lụa Nha Xá, Làng lụa Bảo Lộc,… Sau một thời gian chăn tằm, người ta sẽ tiến hành thu hoạch và se sợi để dệt thành những tấm lụa Quy trình dệt lụa rất công phu nên có thể nói, chất liệu vải lụa là một trong những chất liệu đắt tiền là điều hoàn toàn dễ hiểu. Chất lượng của tơ tằm được quyết định phần lớn thông qua thức ăn cho tằm, thường thì người ta sẽ sử dụng lá dâu cho tằm ăn vì cho ra được chất lượng sợi vải cao. Bên cạnh đó người ta cũng có thể dùng những loại lá khác như lá sồi, lá lạc và lá sắn,… Không phải trước kia mà cho đến tận ngày nay vải lụa vẫn được xem như một trong những chất liệu vải lụa cao cấp và được ưa thích bậc nhất trên thế giới Lịch sử ra đời của vải lụa? Có thể nói, vải lụa là một trong những chất liệu có bề dày lịch sử lâu bậc nhất trong các loại vải. Theo những ghi chép, nghiên cứu được tìm thấy, nghề nuôi tằm dệt lụa đã có từ cách đây khoảng 6000 năm trước công nguyên. Theo một số nghiên cứu, chất liệu này bắt nguồn từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Bấy giờ, do số lượng sản xuất còn hạn hẹp, quy mô chưa được cao, đòi hỏi tốn nhiều công sức nên lụa chỉ được sử dụng cho tầng lớp vua chúa, giới quý tộc,… được trở thành một trong những loại cống phẩm quý giác bậc nhất Nhận thấy được tiềm năng từ chất liệu này, nhiều người đã bắt đầu tìm hiểu và cùng sản xuất, ít lâu sau đó kỹ thuật dệt lụa cũng nhanh chóng được phổ biến và lan ra rộng khắp Trung Quốc. Số lượng lụa cung ra thị trường ngày càng tăng cao nên nó tiếp cận được gần hơn với công chúng và bắt đầu được sử dụng phổ biến ở mọi tầng lớp. Dần dà, loại vải lụa tơ tằm cũng lan rộng toàn châu Á trở thành một trong những loại vải xuất chúng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với giới điệu mộ. Hiển nhiên, với sự lan ra không ngừng, không lâu sau những thước vải lụa đầu tiên cũng có mặt tại các nước châu Âu như một làn sóng không ngừng dâng cao. Mang trong mình vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao, trong veo và óng ả, cho đến ngày nay, dù chứng kiến sự ra đời của không ít loại chất liệu khác nhau nhưng vải lụa vẫn là một trong những loại vải được săn đón nhiều nhất! Chỉ tính riêng ở Việt Nam, lụa cũng đã xuất hiện từ rất lâu, vào khoảng đời vua Hùng thứ 6 – đây cũng là khoảng thời gian xuất hiện làng chăn tằm, ươm tơ đầu tiên của Việt Nam – ở huyện Ba Vì. Với sức hút ngày một tăng của vải lụa cùng với tay nghề của bậc thợ thủ công mà cho đến tận ngày nay làng nghề dệt lụa truyền thống vẫn còn được bảo tồn và phát huy trọn vẹn Công đoạn sản xuất vải lụa gồm những bước nào? Như đã nói từ trước, dệt lụa được xem như một một nghề thủ công đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ cao cũng như thời gian sản xuất lâu. Dù cho có sự hỗ trợ nhiều từ máy móc hiện đại nhưng người ta vẫn có xu hướng sử dụng lụa dệt thủ công nhiều hơn. Dưới đây là quy trình sản xuất lụa Bước 1: Quy trình chăn tằm Không phải mùa nào trong năm cũng có thể chăn tằm, thời điểm tốt nhất thường rơi vào mùa xuân hoặc mùa thu – những khi thời tiết mát mẻ, không quá hanh khô hay quá lạnh để đảm bảo được sự phát triển tốt nhất của tằm. Khoảng 23 – 25 ngày bao gồm 4 lần lột xác và 4 độ tuổi tằm khác nhau tằm sẽ bắt đầu nhả tơ Tằm sẽ ăn lá (95% là lá dâu còn lại có thể dùng lá sồi, lá lạc và lá sắn,…) suốt ngày đêm trong vòng 3 tuần liên tục cho đến khi chúng đạt kích thước tối đa sẽ bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén Bước 2: Quy trình nhả kén tằm Để thực hiện công đoạn này, người thợ sẽ tiến hành dùng những chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để cho tằm bắt đầu nhả kén Tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài để cố định tổ kén, sau đó chúng sẽ chui vào trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén Bước 3: Quy trình ươm tơ tằm Sau khi nhả tơ tạo kén được khoảng 1 tuần thì tằm sẽ bắt đầu tiến hành ươm tơ. Công đoạn này diễn ra trong vòng 5 ngày vì nếu lâu hơn tằm sẽ nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa Sau khi ươm tơ, người ta sẽ đem những chiếc kén thả vào nước thật sôi để chất sericin trong kén tan ra để xác định được mối tơ và đem đi se sợi. Đây được gọi là công đoạn khởi đầu chuẩn bị nguyên liệu thô cho quá trình dệt lụa Bước 4: Quy trình dệt lụa Tùy vào chất lượng sợi tơ mà người ta sẽ điều chỉnh độ dày hay mỏng của những thước lụa. Ở khâu này, người ta sẽ tạo ra được những loại vải với độ dày mỏng cũng như độ mềm cứng khác nhau Bước 5: Quy trình nhuộm màu vải lụa Mà nguyên bản của lụa vốn chỉ là màu trắng ngà ngà nhưng nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở màu đơn sắc đó, do vậy mà quy trình nhuộm vải sẽ giúp lụa khoác thêm những màu áo mới nhất Trước khi nhuộm, lụa sẽ được ngâm trong nước ấm một lần nữa để những lớp keo trên bề mặt vải sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Lụa sẽ được đem đi ngâm trong những chất tạo màu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu,… Những ưu điểm nhược điểm của chất liệu vải lụa Vải lụa từ khi ra đời cho đến ngày nay luôn nhận được sự ủng hộ và yêu thích đến từ người tiêu dùng, dưới đây là đặc tính của vải lụa Chất liệu vải lụa có những ưu điểm gì? Vải lụa mềm mại. có độ mỏng nhẹ nhất định Mình vải mịn màng, óng ả và sáng bóng Vải có khả năng điều hòa nhiệt độ Khả năng thấm hút cực kì tốt Bền với nhiệt Lụa hoàn toàn lành tính với làn da Quy trình sản xuất thân thiện với môi trường Chất liệu vải lụa có những nhược điểm gì? Quy trình sản xuất phức tạp và hạn chế nên giá thành cao Vải hầu như không có độ co giãn Vải dễ bị côn trùng phá