Mango - lụa lạnh
Chất vải: Giãn 4 chiều, mền và ru, mát rượi
Khổ vải: 1m5 dài 2m
Giá 120k/ áo
1. Cách bảo quản áo dài lụa
Dựa vào nhược điểm của vải lụa, chúng ta có thể tìm ra cách bảo quản áo dài lụa như sau:
Tránh ngả màu vải lụa: Khi phơi áo dài lụa cần phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Tránh sờn xước và nhàu vải lụa: Chỉ nên giặt áo dài lụa bằng tay. Nên dùng xà phòng trung tính, có độ tẩy nhẹ dịu để giặt áo dài lụa và nên vò nhẹ nhàng để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn trên áo khi giặt. Tuyệt đối không chà mạnh hay sử dụng hóa chất giặt tẩy mạnh vì điều này sẽ khiến chất lượng của vải nhanh xuống nhất.
Giúp ủi phẳng vải lụa: Trước khi ủi nên đặt khăn ẩm lên bề mặt vải, các phân tử nước sẽ sắp xếp lại cấu trúc của sợi vải lụa cũng như làm mềm vải. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng ủi phẳng áo dài lụa mà không tốn quá nhiều công sức.
Cách cất giữ áo dài lụa để bảo quản tốt nhất: Nếu không còn sử dụng thường xuyên mà chỉ dùng áo dài lụa trong những dịp lễ, tết thì bạn hãy chọn cách bảo quản áo dài với túi giấy sạch. Cách này không chỉ giúp cho chất liệu lụa luôn được mềm mại, không bám bụi mà còn đảm bảo cho chất liệu tơ tằm được giữ gìn cẩn thận nhất.
2. Cách bảo quản áo dài cần chú ý khi giặt
Không giống như các sản phẩm quần áo khác, áo dài lụa tốt nhất nên giặt bằng tay để có cách bảo quản áo dài. Cách tốt nhất mà bạn nên áp dụng khi giặt chất liệu lụa đó chính là nên sử dụng bột giặt xà phòng nhẹ, không chà xát hoặc vò mạnh. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng ngay lập tức màu của áo dài lụa- vốn là màu tự nhiên được nhuộm theo cách truyền thống.
Đối với những chiếc áo có màu sắc đậm, trong quá trình giặt bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu sang những quần áo khác. Bạn cũng có thể áp dụng những công thức giặt khô để giữ áo dài lụa của mình bền màu.
Chưa có đánh giá nào, mua hàng ngay và trở thành người đánh giá đầu tiên